
Cẩm nang CovidNgày: 25-02-2022 bởi: Nguyễn Bảo Phúc
Tìm hiểu về hoạt chất ‘tường lửa’, hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả Covid-19
Vi rút SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, chủ yếu là qua mũi. Đồng thời nguồn phát tán vi rút ra ngoài phần lớn lại qua các giọt bắn thoát ra từ miệng, họng.
Do đó việc kiểm soát chu trình lây nhiễm tay-mũi, họng-tay đòi hỏi các phương pháp hỗ trợ thích hợp để cắt đứt đường lây.
Theo các chuyên gia y tế, vệ sinh đúng cách khu vực mũi họng sẽ góp phần làm giảm tải lượng vi rút, từ đó giảm thiểu nguy cơ phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài cũng như mang đến hiệu quả tích cực đối với chính người nhiễm vi rút.
Từ vệ sinh mũi họng đúng cách đến giữ sạch “vùng xanh”
Trước sự nguy hiểm của SARS-CoV-2 và những biến thể của nó, súc họng và xịt mũi sẽ giúp chúng ta bảo vệ “vùng xanh” để hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Trong đó, hoạt chất Chlorhexidin là một nhân tố không thể bỏ qua để củng cố “phòng tuyến” này. Với hiệu quả kháng vi rút được chứng minh từ năm 1986, Chlorhexidin là hoạt chất súc họng được đánh giá cao trong ngành y. Trong cuộc chiến với Covid-19, qua thực tế, tính năng độc đáo của Chlorhexidin càng được giới chuyên môn tin tưởng và khuyên dùng.
Anh T.V.N (quận 1), một trường hợp F0 tự điều trị tại nhà và đã bình phục cho biết: Khi phát hiện bản thân mắc Covid-19, ngoài việc uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, anh còn tự rèn luyện cho mình thói quen xịt mũi – súc họng mỗi ngày. Cụ thể, anh T.V.N chọn xịt rửa mũi với nước biển sâu và súc họng với dung dịch có chứa Chlorhexidin nồng độ 0,2% như khuyến cáo của Hội Tai – Mũi – Họng TP.HCM.
![]() |
SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể con người qua niêm mạc mũi, miệng họng, sau đó sinh sôi ở đường hô hấp trên tại các khu vực mũi, hầu, họng |
Hiểu về Chlorhexidin – Hiểu về cách gìn giữ “vùng xanh” cho bản thân giữa đại dịch
Như đã đề cập, Chlorhexidin đã được chứng minh hiệu quả kháng vi rút và kiểm soát nhiễm khuẩn trong suốt 35 năm qua. Theo một tổng hợp của Hội Tai – Mũi – Họng TP.HCM, công dụng của Chlorhexidin đã được khẳng định qua nghiên cứu lâm sàng trên thế giới trong thời gian gần đây.
![]() |
Hầu họng là khu vực thường có tải lượng vi rút cao nếu phát sinh lây nhiễm, tuy nhiên, vùng “chốt chặn” này lại chưa được bảo vệ đúng mức |