Điều trị di chứng hậu COVID19

F0 sau khi điều trị khỏi bệnh cần chú ý tăng sức đề kháng và có thể xử lý các di chứng bằng biện pháp 4T của Đông y.

Sai khi đã khỏi bệnh, một số bệnh nhân F0 vẫn gặp các triệu chứng như khó thở hoặc hụt hơi, dễ mệt mỏi, hay cảm thấy chóng mặt hoặc bị thay đổi về khứu giác, vị giác, tâm trạng, khó tập trung hay còn gọi là hiện tượng “sương mù não”,… Các triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng hơn sau khi hoạt động thể chất hoặc tinh thần (tình trạng khó chịu sau khi gắng sức).  

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hà My – bệnh viện Đa Khoa Y Học Cổ Truyền Hà Nội, thường những người bị di chứng hậu Covid19 là những người mà trước khi mắc bệnh có sức khỏe kém, hệ miễn dịch yếu. Trong Đông y tình trạng này được gọi là chính khí suy, điều này làm giảm năng lực tự chữa lành. Do đó, khi điều trị di chứng hậu Covid19 là tăng sức đề kháng cơ thể nói chung ngay khi bắt đầu hội chứng hậu Covid19 và xử lý các triệu chứng đó bằng liệu pháp 4T toàn diện của Đông Y.

Một số liệu pháp 4T trong Đông y dành cho F0 gặp phải di chứng hậu Covid19

T1: Tinh thần – tâm lý liệu pháp

Theo Đông Y, tình chí thất thường là một trong nhóm nguyên nhân gây ra các bệnh tật. Vì vậy, nếu muốn chữa lành, đầu tiên phải ổn định tình chí. F0 nên sắp xếp lại cuộc sống của mình bình an hơn nếu đang cảm thấy bất an chuyện gì đó. Trạng thái bất an có thể do căng thẳng trước khi nhiễm bệnh vẫn còn tồn tại sau khi khỏi bệnh, do đó F0 cần giảm căng thẳng và thay đổi suy nghĩ, tư duy, cảm xúc, trở nên tích cực hơn.

Nếu tình trạng stress kéo dài sẽ gây nhiều hệ lụy như rụng tóc, mất ngủ, suy giảm miễn dịch hoặc đau dạ dày,… Giảm căng thẳng, mệt mỏi là một quá trình khó khăn và cần một quyết tâm lớn và lâu dài. Trước mắt bệnh nhân có thể trở lại công việc như bình thường trước khi nhiễm bệnh, tuy nhiên cần căng bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, không để stress quá mức trong lúc làm việc.

Nghỉ trưa là việc vô cùng cần thiết, thông thường là từ 30 – 45 phút, nên đi ngủ trước 23h, không được thức khuya. Người bệnh có thể tham gia các hoạt động giao lưu như ca hát, hoạt động thể thao,… Nếu căng thẳng quá, người bệnh có thể tìm gặp bác sĩ tâm lý để có được một liệu trình phù hợp.

T2: Thực phẩm liệu pháp

Khi nhiễm bệnh, bộ máy tiêu hóa rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trong quá trình hồi phục sẽ gặp tình trạng chán ăn, chướng bụng, khó tiêu,… Vì vậy, người bệnh sau khi khỏi cần đảm bảo dinh dưỡng nhưng không được làm bộ máy tiêu hóa hoạt động quá tải. 

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm là lành (thực phẩm sạch – an toàn, nên lựa chọn thực phẩm hữu cơ), thực phẩm nhiều dinh dưỡng, cân bằng axit và kiềm. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh nên chọn các thực phẩm có vị thanh đạm, không nên ăn nhiều thực phẩm có tính âm. Chú ý ăn uống những thực phẩm dễ tiêu hóa, nhai kỹ và tập trung vào bữa ăn. 

Uống đủ nước và không uống nước lạnh. Nếu bị tiêu chảy, có thể uống nước gừng. F0 sau khi khỏi bệnh có thể sử dụng tỏi bởi tỏi có tính kháng virus rất mạnh và có nhiều hoạt chất trong cơ thể. 

T3: Tập dưỡng sinh 

Những người lớn tuổi hoặc suy yếu nên chọn những hoạt động thể thao phù hợp với sức khỏe như tập yoga, thái cực quyền hoặc đi bộ. Ngoài ra, một bộ môn tập cực kỳ cần thiết cho mọi người, đặc biệt là F0 mới khỏi bệnh đó chính là bài tập thở bụng. 

T4: Trị liệu sử dụng thuốc và các phương pháp không cần dùng thuốc

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, F0 sau khi khỏi bệnh có thể tham khảo một số phương pháp trị liệu cho từng hội chứng như sau: 

  • Cơ thể thường xuyên đau mỏi, chân tay tê dại: tiến hành xoa bóp chân tay, toàn thân, châm cứu, bấm huyệt, ngâm chân muối thảo dược, uống thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị. 
  • Chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tâm thần: nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị kịp thời.
  • Mất ngủ: ngâm chân với muối thảo dược, châm cứu, bấm huyệt vùng đầu, mặt và cổ, uống thuốc y học cổ truyền để nuôi dưỡng tạng phủ, đem lại chất lượng giấc ngủ tốt hơn. 
  • Ớn lạnh, sốt nhẹ hay đau nhức toàn thân: xông hơi bằng thảo dược 
  • Vị giác, khứu giác bị rối loạn: xông mũi họng bằng thảo dược y học cổ truyền hoặc bấm huyệt, châm cứu. 
  • Chán ăn, mất ngủ và mệt mỏi kéo dài: thăm khám và uống thuốc 
  • Khó thở, hụt hơi và ho kéo dài: uống những loại thuốc kiện tỳ bổ phế, chỉ khái. Nếu ho quá nhiều có thể ngậm viên ngậm thảo dược, chanh muối, húng chanh, xuyên tâm liên, siro ho thảo dược. Ngoài ra, thực hiện điều trị dạ dày nếu xuất hiện triệu chứng trào ngược. 
  • Tay chân lạnh, rụng tóc khí huyết kém lưu thông hay mệt mỏi, chán ăn có thể sử dụng hà thủ ô, hoàn lục vị, hoàn quy tỳ, hoàn bát trân,… 
  • Phát ban, ngứa ngáy có thể uống trà thải độc hoặc uống thuốc y học cổ truyền theo đơn.
  • Nếu xuất hiện nhiều triệu chứng liên quan đến tiêu hóa như đầy bụng, chướng hơi, tiêu chảy, ợ chua,… nên kết hợp chế độ ăn uống với thuốc y học cổ truyền. 
  • Men gan tăng, mẩn ngứa, mụn nhọt, mệt mỏi tăng cường uống thải độc gan, uống nhiều nước,…

Theo các chuyên gia, bác sĩ bệnh nhân sau khi mắc Covid19 nên tự tăng cường nâng cao sức khỏe bằng dinh dưỡng và tập luyện, giữ cho tinh thần luôn ổn định, thoải mái. Nếu xuất hiện những triệu chứng hậu Covid, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc, tự ý điều trị để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
0909009009