Tác dụng của cây ngải cứu

Cây ngải cứu còn gọi là thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải, tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thường có mùi nồng và có vị hơi đắng hoặc rất đắng tùy theo mùa. Cây ngải cứu được dùng toàn cây, bỏ rễ. Thu hái vào mùa xuân hạ, khi hoa chưa nở. Dùng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn. Dưới đây là một số công dụng phổ biến và hữu hiệu của cây ngải cứu.

1. Cây ngải cứu

Ngải cứu còn gọi là Ngải diệp, Thuốc cứu, Điềm ngải (Bản thảo cầu nguyên), Nhã ngãi, Băng đài, Y thảo, Chích thảo, Kỳ Ngải cứu, Ngải nhung, Trần ngải nhung, Hỏa ngải, Ngũ nguyệt ngải, Kỳ ngải thán, Ngải y thảo, Hoàng thảo (Cương mục), Ngải cảo (Nhĩ nhã, Quách phác chú), Bán nhung, Bệnh thảo, Thổ lý bỉnh phong (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học: Folium Artemisiae Argyi 

Họ khoa học: Họ Cúc (Asteraceae).

Cây ngải cứu là một cỏ sống lâu năm, cao 0,04 – 1,5m, lá mọc so le, rộng, không có cuống (những lá phía dưới cây thường có cuống), lá xẻ nhiều kiểu, từ lối xẻ lông chim đến lôi xẻ từng thùy theo đường gân. Mặt trên lá tương đối nhẵn, màu xanh lục, mặt dưới màu tro trắng do có rất nhiều lông nhỏ trắng. Khi khô lá mặt trên hơi xám nâu, nhưng mặt dưới vẫn trắng. Hoa mọc thành chùm, rất nhiều đầu trạng. Vò nát có mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ, không có túm lông. Mùa hoa tháng 10 – 11.

Cây ngải cứu mọc hoang và được trồng làm thuốc ở khắp nơi trong nước ta. Trồng bằng những đoạn gốc thân già, đã ra rễ. Cây ngải cứu là 1 trong số 16 cây vận động trồng ở xã.

Thành phần hóa học: Lá ngải cứu chứa tinh dầu (trong đó chủ yếu là Cineol, a – thuyon). Ngoài ra còn có tanin, một ít adenin, cholin, tetradecatrilin, arachyl alcol, tricosanol.. Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin.

2. Thu hái và bào chế vị thuốc ngải cứu

Thu hái, chế biến

Hái cành và lá vào tháng 6 (tương ứng với ngày 5-5 âm lịch). Phơi khô trong râm cho khô. Khi hái về, phơi khô, tán nhuyễn, rây lấy phần lông trắng và tơi, gọi là Ngải nhung, dùng làm mồi cứu. 

Bào chế : 

+ Phơi khô giã nát, bỏ gân xanh, cho vào ít bột lưu hoàng (lưu hoàng ngải), dùng để cứu; cho ít bột gạo thì dễ giã nhỏ, dùng để uống (Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải). 

+ Ngày Đoan ngọ (5-5 âm lịch), giờ Mùi (13-15g) ra vườn, lặng yên không nói gì cả, cắt Ngải cứu đem về, phơi trong râm cho khô. Càng để lâu càng tốt (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 

+ Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái ngắn phơi khô. Khi dùng ngải để cứu (ngải nhung) thì phải sao qua, tán bột bỏ xơ. Dùng tươi thì rửa sạch giã vắt lấy nước uống. 

Bảo quản: Để nơi khô ráo, tránh ẩm. Thỉnh thoảng nên phơi lại. 

Thành phần hóa học : 

+ Folium Artenesiae Vulgaris: Thujone, Sitosterol, a-Amyrin, Ferneol, Dehydromatricaria ester, Cineol, l-Quebrachitol, l-Inositol, Atemose (Trung Dược Học). 

+ Phellandrene, Cadiene, Thujyl alcol (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

3. Tác dụng của vị thuốc ngải cứu theo y học hiện đại

Tác dụng dược lý

+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Ngải cứu in vitro có tác dụng ức chế đối với Staphylococcus aureus, a-Hemolytic Streptococcus, Streptococcus pneumniae, Shigella sonnei, Salmonella typhi và Salmonella paratyphi (Trung Dược Học). 

+ Tác dụng cầm máu: Nước ngâm kiệt Ngải cứu cho thỏ uống, có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu. Chích vào ổ bụng hoặc tĩnh mạch chuột nhắt đều có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao mạch (Trung Dược Học). 

+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc Ngải cứu trong ống nghiệm có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, liên cầu anpha dung huyết, phế song cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, trực khuẩn lỵ Sonner, trực khuânt hương hàn và phó thương hàn, khuẩn thổ ta và nhiều loại nấm gây bệnh. Khói lá Ngải xông trong không khí có thể làm cho các khuẩn lạc giảm 95-99,8%. Cấy khuẩn làm mủ thông thường vào 1 bình cấy rồi xông khói Ngải trong 10 phút, toàn bộ vi khuẩn không sinh trưởng được. Khói của Ngải cứu có tác dụng ức chế các loại virus như quai bị, cúm, Rhinovirus, Adenovirus, virus mụn phỏng … (Trung Dược Học). 

+ Tác dụng giảm ho: Dầu Ngải cứu thụt vào dạ dày hoặc chích vào ổ bụng, có tác dụng giảm ho đối với súc vật thí nghiệm như mèo, chuột, chuột lang (Trung Dược Học). 

+ Tác dụng hoá đờm: Dầu Ngải cứu bơm vào dạ dày, chích dưới  da hoặc chích vào ổ bụng đều có tác dụng hoá đờm đối với thỏ và chuột nhắt. Thuốc có tác dụng trực tiếp lên phế quản, kích thích xuất tiết (Trung Dược Học). 

+ Dầu Ngải cứu có tác dụng an thần của Barbital sodium (Trung Dược Học). 

+ Tác động đối với tử cung: Chích hoặc  uống Ngải cứu gây nên co bóp mạnh tử cung heo (Thực Dụng Trung Y Học). 

Liều dùng: Ngày dùng 3-10g.

4. Tác dụng của vị thuốc ngải cứu theo Y Học Cổ Truyền

Vị thuốc Ngải cứu

Tính vị: Vị đắng, cay và tính ẩm.

Qui kinh: 

+ Kinh can, tỳ và thận 

+ Vào kinh tỳ, thận, phế (Bản thảo tân biên) 

+ Vào kinh tâm, thận (Bản thảo tái tân) 

Tác dụng của Ngải cứu 

– Lý khí huyết, đuổi hàn thấp, ấm kinh, ngừng máu, an thai. Trị tâm bụng lạnh đau, tiết tả, chuyển gân, lỵ lâu, nôn máu, máu cam, ỉa máu, kinh nguyệt không đều, băng lậu, khí hư, thai động không yên, ung nhọt lở loét, ngứa ghẻ. 

– Chủ cứu 100 bệnh, có thể làm thuốc sắc ngừng đi lỵ, nôn máu, vùng hạ bộ lở loét, đàn bà lậu huyết, lợi âm khí, sinh cơ nhục, tránh phong hàn. (Biệt lục) 

– Giã lá để cứu trăm bệnh, ngừng máu tổn thương, nước lại giết gin đũa, rượu đắng sắc lá chữa ngứa. (Đào Hoằng Cảnh) 

– Ngừng băng huyết, an thai, ngừng đau bụng, ngừng lỵ đỏ trắng cùng 5 tạng bị trĩ ra máu, ỉa máu uống lâu ngừng lỵ lạnh. Lấy lá giã nước uống trừ khí xấu tâm bụng. (Dược tính luận) 

– Chủ trị ra máu, máu cam, lỵ ra máu mủ, sắc nước cùng hoàn tán dùng. (Đường bản thảo). 

– Trị vết đâm chém, băng huyết miệng nôn trôn tháo, ngừng thai lậu. (Thực liệu bản thảo) 

– Ngừng hoặc loạn chuyển gân, trị đau tâm, mũi đỏ kiêm ra khí hư. (Nhật Hoa tử bản thảo) 

– Trị hầu họng bế tắc, nóng đau, ăn uống có trở ngại, giã nước ngậm nuốt. (Lý tàm nham bản thảo) 

– Trị mạch đới gây bệnh, bụng chướng đầy, eo lưng lạnh như ngồi trong nước. (Vương Hiếu Cổ). 

– Ôn trung, đuổi lạnh, trừ thấp.(Cương mục)

5. Một số bài thuốc sử dụng vị thuốc ngải cứu

Ứng dụng lâm sàng của Ngải cứu: 

– Trị phụ nữ tử cung lạnh, huyết trắng (đới hạ), tay chân đau nhức, ăn uống ít, kinh nguyệt không đều, bụng đau, khó thụ thai: Bạch thược 120g, Đương quy 120g, Hoàng kỳ 120g, Hương phụ 240g, Ngải cứu 120g, Ngô thù du 120g, Quan quế 20g, Sinh địa 40g, Tục đoạn 180g, Xuyên khung 120g. Làm hoàn, mỗi ngày uống 12 – 14g/3 lần. (Ngải Phụ Noãn Cung Hoàn – Thẩm Thị Tôn Sinh Thư). 

Trị kinh nguyệt ra nhiều, rong huyết do huyết hư: Ngải cứu 12g, Sinh địa 10g, Đương quy 10g, Bạch thược 5g, Xuyên khung 3g. Sắc với 800ml nước còn 300ml, lọc bỏ bã, thêm 12g A giao vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày. (Giao Ngải Thang). 

– Trị tử cung lạnh làm cho vô sinh: Bạch thược, Đương quy, Hương phụ, Ngải cứu, Thục địa, Xuyên khung. Tùy chứng gia giảm. Tán bột làm viên, ngày uống 12 – 16g. (Ngải Phụ Noãn Cung Hoàn II – 380 Bài Thuốc Hiệu Nghiệm Đông Y). 

Trị phụ nữ bị các chứng hư, kinh nguyệt không đều, đau nhói do khí huyết, bụng sườn đầy trướng: Đương quy, Ngải cứu đều 80g, Hương phụ 240g. Sắc uống. (Ngải Tiễn Hoàn). 

Tham khảo Chỉ định và phối hợp: 

– Xuất huyết do yếu và hàn, đặc biệt là chảy máu tử xung. Dùng phối hợp Ngải cứu với a giao dưới dạng giao ngải thang. 

– Suy và lạnh ở hạ tiêu biểu hiện như đau bụng hàn, loạn kinh nguyệt, vô kinh và khí hư: Dùng phối hợp Ngải cứu với đương qui, hương phụ, xuyên khung và ô dược. 

Thận trọng và chống chỉ định: Ngải cứu dùng để cứu và có thể được làm thành các cây cứu hoặc dùng như côn ngải cứu. Nó làm ấm các kinh và hoạt khí hoạt huyết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
0909009009