Tác dụng của cây mùa đông

Cẩm nang CovidNgày: 22-02-2022 bởi: Nguyễn Bảo Phúc

Tác dụng của cây mùa đông

Cây mùa đông là một trong hai loại cây duy nhất trên thế giới có chứa methyl salicilate tự nhiên, là chất để tổng hợp aspirin có công dụng làm ấm cơ  thể, tăng lưu thông máu, kháng viêm và giảm đau nhức,hỗ trợ điều trợ thấp khớp và viêm khớp, chống co thắt đường hô hấp, cơ bắp, giảm căng thẳng và lo âu, hạn chế mùi hôi. Methyl salicylate thường được dùng để massage làm giảm các cơn đau liên quan đến thấp khớp, viêm khớp, đau lưng, đau cơ, bong gân,…

1. Cây mùa đông

Tên khoa học: Gaultheria Pocumbens

Thuộc họ: Gaultheria

Tên tiếng Anh: Watergreen.

Cây mùa đông là loài cây xanh tốt ngay cả trong mùa đông. Loài cây này có nguồn gốc từ Bắc Mỹ – nơi có khí hậu lạnh. Chiều cao trung bình của lộc đề xanh từ 10 – 50cm, mọc thành dạng bụi. Lá có màu xanh đậm và sáp, cuốn lá màu nâu, quả màu đỏ.

Cây mùa đông là một hương vị phổ biến trong các loại sản phẩm như: kẹo cao su, mỹ phẩm, tinh dầu…Từ ngày xưa, con người đã dùng nó để làm thuốc trị các bệnh như: sốt, nhức mỏi, đau đầu, nghẹt mũi….

Để chiết xuất tinh dầu lộc đề xanh, người ta cần ngâm lá của chúng vào nước, để các enzym có lợi được thoát ra  bên ngoài, sau đó sử dụng phương pháp chưng cất hơi nước để có được tinh dầu nguyên chất, tự nhiên.

2. Thu hái và bào chế vị thuốc từ cây mùa đông

Chiết xuất cây mùa đông có tên INCI là Gaultheria Procumbens (Wintergreen) Leaf Extract. Đây là hoạt chất Salicylic acid 100% tự nhiên thân thiện với môi trường. Là một hợp chất phenol thơm Salicylate được phân loại là BHA (Beta-HydroxyAcid).

Tinh dầu cây mùa đông giúp cho bạn giảm được căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ làm việc vất vả và làm cho bạn có một giấc ngủ ngon hơn. Ngoài ra tinh dầu có tác dụng chống viêm, giảm đau khớp, tăng tuần hoàn máu, giảm triệu chứng đau bụng mệt mỏi trong thời kỳ kinh. Tinh dầu cây mùa đông còn có tác dụng  tuyệt vời nữa là làm đẹp. Da sẽ được căn hơn, hồng hào, giảm đi tình trạng lão hóa của da và rụng tóc.

Năm 1825, dược sĩ người Ý Fontana đã phân lập thành phần hoạt tính trong cây liễu trắng và đặt tên nó là “Salicine” theo tên thực vật của cây, Salix.

Vào năm 1829, nhà khoa học người Pháp Leroux đã thu được các tinh thể màu trắng từ nước sắc của vỏ cây cô đặc mà ông đặt tên là “Salicyline”.

Năm 1823, Piria tổng hợp Acid Salicylic từ Salicin. Cách này hiệu quả hơn nhưng lại gây hại cho dạ dày. Sau đó, Hermann Kolbe điều chế Acid Salicylic tổng hợp bằng cách cho Natri Phenat tác dụng với Carbon dioxide.

Năm 1897, nhà hóa học người Đức Hoffman từ công ty Bayer đã tổng hợp Acid Acetylsalicylic, là cơ sở cho Aspirin, từ cỏ meadowsweet.

Năm 1882, bác sĩ da liễu người Đức Unna đã chứng minh rằng phân tử này có thể làm tan lớp sừng khi cô đặc vừa đủ. Do đó, Acid Salicylic có một số tác dụng thẩm mỹ hữu ích. Trong thế giới thực vật, Acid Salicylic cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu liên quan đến khả năng chống lại mầm bệnh của thực vật. Ngày nay, một số nguồn Acid Salicylic tự nhiên đã được biết đến: liễu, bạch dương, cỏ lau và cây mùa đông, lộc đề.

Để chiết xuất được phân tử Acid Salicylic tinh khiết, tiến hành chưng cất lá thu được tinh dầu cây mùa đông. Tinh dầu này chứa nồng độ cao Metyl Salicylate, sau đó được thủy phân để phân lập Acid Salicylic hoàn toàn tự nhiên.

Các nghiên cứu, phân tích thành phần hoạt chất có trong lộc đề đã chứng minh tác dụng thần kỳ của chúng là nhờ vào sự hiện diện của methyl salicylate. Vì thế họ đã chưng cất lá cây mùa đông thành tinh dầu có chứa hàm lượng cao methyl salicylate và thủy phân nó để cô lập thành Salicylic acid hoàn toàn tự nhiên.

3. Tác dụng của vị thuốc từ cây mùa đông theo y học hiện đại

Một số công dụng của Cây mùa đông với chiết xuất Methyl salicylate tự nhiên.

a. Kháng viêm và giảm đau nhức:

Sử dụng lá cây lộc đề xanh để làm tinh dầu – lá của cây mùa đông thành phần cơ bản là methyl salicylat nên có mùi giống mùi dầu nóng.

Methyl salicylate là một chất dùng để tổng hợp aspirin – có công dụng kháng viêm và giảm đau nhức thường được sử dụng. Tinh dầu cây mùa đông thường được dùng để massage làm giảm các cơn đau liên quan đến thấp khớp, viêm khớp, đau lưng, đau cơ, bong gân,…

b. Chống lại các loại vi khuẩn – vi rút

Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đã chỉ ra tinh dầu cây mùa đông với nồng độ 0,5% có hiệu quả tốt hơn một số kháng sinh thường dùng chống lại bệnh Lyme ( Bệnh Lyme là một căn bệnh nguy hiểm do vi khuẩn B.burgdorferi gây ra, thường lây nhiễm từ động vật sang người (do ve đốt)).

Ngoài ra, tinh dầu cây mùa đông còn tốt trong việc chống lại lậu cầu và liên cầu khuẩn, là hai chủng vi khuẩn rất phổ biến ở Việt Nam.

c. Chống nấm mốc và côn trùng: Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lộc đề xanh cũng có công dụng trong việc chống nấm mốc và côn trùng.

d. Giảm cơn đau bụng kinh

Chuột rút trong thời kỳ kinh nguyệt thường có thể gây đau và tạo ra sự khó chịu. Tinh dầu lộc đề xanh là một thuốc giảm đau tự nhiên, giúp làm dịu cơn đau trong thời kỳ kinh nguyệt. Nó cũng có thể tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta, mùi hương của nó cũng giúp bạn giảm được sự mệt mỏi.

e. Mỹ phẩm – làm đẹp

Các nhà sản xuất mỹ phẩm thêm tinh dầu lộc đề xanh vào các sản phẩm chăm sóc da và tóc. Nó có tác dụng dưỡng ẩm cho da, làm sạch tế bào chết, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt da. Đối với tóc thì nó giúp tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả.

f. Giúp Chữa lành các vấn đề về da: Vì tinh dầu cây mùa đông là một chất làm sát trùng tự nhiên, nên bôi nó lên da (nên pha loãng với dầu khác) cũng điều trị viêm, mụn trứng cá và các vấn đề về da khác.
Ngoài ra, lộc đề xanh còn giúp cải thiện cả da đầu, giúp da đầu trở nên sạch sẽ, tóc săn chắc, khỏe mạnh, giảm thiểu sự gẫy rụng, hết gầu, hương thơm tươi mới, mát mẻ, mang tới sự sảng khoái mái.

g. Giúp tỉnh ngủ : sử dụng tinh dầu từ lá lộc đề xanh trước khi làm việc hoặc tập thể thao để tăng sức chịu đựng và mang lại sự tỉnh táo, hỗ trợ hệ hô hấp được thông thoáng, dễ dàng bàn thảo không khí, cũng như giảm đớn đau, loại bỏ chất nhầy tích tụ cũng như giảm thiểu viêm.

h. Chăm sóc sức khỏe răng miệng :

Với khả năng diệt khuẩn và khử mùi hôi hiệu quả, Lộc đề xanh còn được sử dụng trong các loại kem đánh răng và nước súc miệng.

Giúp ngăn chặn, giảm và bảo vệ răng, nướu khỏi bị sưng tấy, nhiễm trùng gây đau đớn. Vừa có khả năng ngăn chặn những vấn đề về răng miệng, chúng còn giúp hơi thở tươi mát, thơm tho, sảng khoái.

4. Tác dụng của vị thuốc từ cây mùa đông theo Y Học Cổ Truyền

Cây mùa đông là cây bụi thường xanh đến từ Canada. Chúng mọc trong rừng thông và bụi rậm của khu vực Bắc Mỹ. Được biết đến bởi Thổ dân châu Mỹ:

– Họ sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị các bệnh như đau đầu và đau lưng, sốt. 

– Nước sắc được dùng để súc miệng chữa viêm họng hoặc đắp dưới dạng thuốc nén để làm dịu các vết viêm trên da.

– Sử dụng trong thực phẩm của họ, ăn trái cây và pha chế đồ uống giải khát với lá và dùng lá đã lên men để tạo hương vị cho các món thịt và cá.

Lưu ý khi sử dụng cây mùa đông

Tinh dầu này rất nguy hiểm nếu uống hay ăn. Chỉ cần uống 1 lượng 4 ml là đã có thể gây chết người. Chính vì vậy tuyệt đối không được uống hay ăn tinh dầu cây mùa đông dưới mọi hình thức. Cũng giống như những loại tinh dầu nguyên chất khác, khi thoa lên da thì đều phải pha loãng với dầu nền.

– Không thoa lên vết thương hở hay niêm mạc

– Không để tinh dầu rơi vào mắt, tai

– Nếu bị dị ứng hoặc nổi đỏ khi dùng tinh dầu, dùng dầu thực vật như dầu dừa hay dầu olive bôi lên ngay vị trí đó.

5. Thuốc sử dụng Cây mùa đông (Salicylic acid)

Dạng thuốc và hàm lượng Salicylic acid:

– Thuốc mỡ 1%, 2%, 3%, 5%, 25%, 40%, 60%.

– Kem 2%, 3%, 10%, 25%, 60%.

– Gel 0,5%, 2%, 5%, 6%, 12%, 17%, 26%.

– Thuốc dán 15%, 21%, 40%, 50%.

– Thuốc xức 1%, 2%.

– Dung dịch 0,5%, 1,8%, 2%, 16,7%, 17%, 17,6%.

– Nước gội đầu hoặc xà phòng 2%, 4%.

– Các chế phẩm phối hợp với các chất khác (lưu huỳnh, hắc ín…).

Acid salicylic được dùng tại chỗ dưới dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với thuốc khác (resorcinol, lưu huỳnh) để điều trị:

– Viêm da tiết bã nhờn, vảy nến ở mình hoặc da đầu; vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khác.

– Loại bỏ các hạt mụn cơm (trừ ở bộ phận sinh dục), chai ở gan bàn chân.

– Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chân.

– Mụn trứng cá thường.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu nếu bạn đang mang thai hoặc trong quá trình điều trị của bác sĩ.

Để an toàn hơn khi sử dụng cây mùa đông, bạn nên tham khảo và nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo thông tin.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
0909009009